Cách bảo quản khoai lang tươi lâu, không mọc mầm

Khoai lang là món ăn được nhiều chị em yêu thích nhưng không phải lúc nào cũng có khoai ngon hay khi lỡ tay gọt sẵn nhiều mà dùng không hết, bỏ đi thì rất uống, nên các bà nội trợ đừng bỏ qua cách bảo quản khoai lang tươi lâu trong bài này nhé.

I. Những lợi ích từ khoai lang

1. Giảm căng thẳng

Trong khoai lang có hàm lượng magie cao, đây là loại khoáng chất quan trọng để cơ thể hoạt động tốt. Ngoài ra, magie còn có tác dụng làm giảm căng thẳng và lo lắng.

Bên cạnh đó, việc bổ sung magie khi ăn khoai lang còn có công dụng hỗ trợ điều trị trầm cảm và các hành vi liên quan đến lo lắng.

Khoai lang
Khoai lang là loại củ có có lợi cho sức khỏe

2. Tăng cường Vitamin A cho cơ thể

Củ khoai lang chứa nhiều Beta carotene. Chất này khi vào cơ thể sẽ được gan chuyển hóa thành Vitamin A với lượng gấp đôi, từ đó giải quyết tình trạng thiếu Vitamin A.

Ngoài ra, khoai lang còn là nguồn cung cấp Vitamin A giúp giảm các vấn đề mắt như khô giác mạc, loét giác mạc…giúp bạn có đôi mắt khỏe mạnh hơn.

3. Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Theo nghiên cứu, các chiết xuất từ khoai lang chứa hàm lượng polyphenol cao, giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa, giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, loại củ này còn chứa các chất xơ hòa tan có liên quan đến việc giảm nguy cơ các bệnh tim mạch.

4. Cải thiện tóc và da

Khoai lang rất giàu Vitamin A, C và E… Các chất này rất tốt cho tóc và da. Trong đó, Vitamin E có khả năng làm tăng sự phát triển và tốc độ mọc tóc ở những người rụng tóc nhiều.

Vitamin C cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen, loại vitamin này còn có đặc tính chống viêm nên giúp quản lý các vấn đề về da như giúp vết thương mau lành.

Khoai lang
Khoai lang có công dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa

5. Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Khoai lang còn có tác dụng giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa và sức khỏe đường ruột do trong khoai lang có hàm lượng chất xơ cao. Việc tiêu thụ khoai lang giúp làm tăng lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể để quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường. Bên cạnh đó, loại củ này cũng có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa táo bón.

II. Những cách bảo quản khoai lang tươi lâu

1. Bảo quản khoai lang ở điều kiện thường

Thông thường, nếu mua khoai lang về mà không bảo quản thì một thời gian sau, khoai sẽ bị nảy mầm hoặc bị thối. Do đó, việc bảo quản khoai lang là điều thực sự cần thiết.

Khi mua khoai lang về, bạn hãy bọc khoai bằng giấy bảo hoặc để trong hộp carton có lót lớp giấy báo bên dưới. Hoặc, bạn có thể cho khoai vào túi lưới và treo ở nơi khô thoáng.

Khoai lang cần được bảo quản ở nơi thông thoáng, không quá nắng hay bị mưa hắt vào. Lưu ý, khi bảo quản khoai bạn đừng nên rửa khoải bởi khi bảo quản độ ẩm sẽ lưu lại khiến khoai dễ nảy mầm và nhanh thối hơn. Thêm nữa, bạn không nên dùng hộp kim loại bởi sẽ bí khí, chỉ nên dùng hộp giấy hoặc thùng carton.

2. Bảo quản khoai lang trong tủ lạnh

Khoai lang
Bảo quản khoai lang trong ngăn đá tủ lạnh

Cách bảo quản khoai lang kiểu này chỉ phù hợp với những củ khoai đã cắt thành miếng và gọi vỏ. Để bảo quản khoai lang bằng tủ lạnh, bạn thực hiện theo bước sau nhé.

Bước 1: Bạn cần chuẩn bị 1 hộp nước lạnh, khoai lang gọt vỏ, cắt thành miếng và hộp đựng

Bước 2: Bạn cho khoai lang đã cắt thành miếng vào trong hộp. Sau đó đổ nước đá lạnh vào hộp. Lưu ý nước lạnh phải ngập khoai. Cuối cùng, bạn đậy nắp và cất hộp vào trong tủ lạnh. Nếu để trên ngăn đá, thời gian bảo quản là khoảng 1 tháng, còn ngăn mát tủ lạnh thì là 1 tuần.

3. Bảo quản khoai lang đã luộc chín

Với những củ khoai lang đã luộc chín, chị em có thể bảo quản theo cách sau:

Nếu chỉ cần bảo quản trong khoảng 1-2 ngày thì bạn lấy giấy báo bọc bên ngoài rồi để vào ngăn mát tủ lạnh. Khi nào dùng thì bỏ ra cho vào lò vi sóng quay nóng là được.

Trong trường hợp, muốn bảo quản lâu hơn, bạn hãy cắt khoai thành từng miếng rồi cho vào túi zip hoặc túi hút chân không rồi cất vào ngăn đá tủ lạnh. Với cách này, khoai lang luộc chín có thể bảo quản được từ 10 -12 tháng mà không lo bị hỏng.

4. Bảo quản khoai lang trong hầm dưới lòng đấy

Khoai lang
Có nhiều cách bảo quản để khoai lang được tươi lâu

Để bảo quản khoai lang tươi lâu bằng cách này, bạn cần lựa chọn địa hình đất sạch sẽ, cao ráo và không có mạch nước ngầm. Hầm sau khi đào xong cần để khô ráo.

Để khoai được bảo quản tốt nhất, bạn cũng cần lựa những củ khoai đẹp, không bị hà. Sau đó bạn cho khoai vào hầm rồi đậy nắp kín lại. Đồng thời mở lắp từ 1-2 lần mỗi tháng để nhiệt từ hầm thoát ra ngoài cũng như giữ nhiệt độ và độ ẩm trong hầm phù hợp.

III. Những lưu ý khi mua và bảo quản khoai lang

1. Cách chọn mua khoai lang ngon

Muốn mua những của khoai lang ngon, không bị hà hay thối bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Bạn nên chọn những củ khoai lang có bề ngoài lành lặn, không bị sứt mẻ. Cầm khoai thấy cảm giác nặng tay, cứng và không bị dập.

– Không nên mua những củ quá to vì nhiều xơ, ít bột. Bạn cũng không nên mua những củ khoai quá nhỏ, dài,  có eo hay hõm vì cũng nhiều xơ.

– Không chọn những củ khoai có màu đen hoặc bị rỗ, đây là dấu hiệu cho thấy khoai lang đã bị hỏng.

– Những củ khoai làn bùi, thơm, ngọt thường có lớp phấn hay đất bám vào. Khi cắt một miếng nhỏ ở đầu sẽ thấy màu cam nhạt và nhựa chảy ra.

– Với khoai lang mật, bạn nên chọn những củ có vỏ màu đỏ ngả tím, có vết kéo mật ở ngoài vỏ. Khi cắt 1 miếng nhỏ ở đầu củ sẽ thầy màu vàng nhạt và chảy nhựa.

– Không nên mua khoai quá nhiều vì để lâu có thể bị sâu và nảy mầm ăn không ngon như ban đầu.

– Một tuyệt chiêu để lựa khoai ngon nữa mà chị em nên biết, đó là sau khi mua khoai về luộc ăn ngay mà thấy ngọt, dẻo quánh thì hãy chọn củ thuôn dài, không bị rỗ và bóp nhẹ thấy hơi mềm tay.

2. Những lưu ý khi bảo quản khoai lang

Khoai lang
Người bị bệnh thận không nên ăn nhiều khoai lang

– Để khoai không bị mọc mầm khi bảo quản ngắn bạn, bạn chỉ cần đặt khoai cùng với một quả táo. Như ở cách bảo quản đầu tiên, bạn có thể đặt thêm 1 quả táo trong thùng carton sẽ làm giảm khả năng mọc mầm của khoai lang.

– Một cách nữa để bảo quản khoai lang được tươi lâu là vùi chúng vào trong lớp cát khô sạch. Bên cạnh đó, đặt khoai ở nơi khô thoáng cũng giúp khoai lâu hỏng và tươi lâu hơn.

– Bạn không nên để khoai lang bên cạnh các loại rau khác vì khoai lang sẽ tiết ra một loại enzyme khiến các rau khác nhanh chín, héo hơn.

– Nếu khoai lang tươi, mới thu hoạch, trước khi áp dụng theo những cách trên, bạn hãy để chúng trong môi trường ấm trong khoảng 7-10 ngày.

IV. Những lưu ý khi ăn khoai lang

Khoai lang
Vỏ khoai lang chứa nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe

Dù khoai lang có nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng bạn và gia đình cũng cần phải lưu ý một số điều sau khi ăn khoai lang.

– Để khoai lang có tác dụng bổ dưỡng thì nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng.

– Để giải cảm và chữa táo bón, bạn nên chọn những củ khoai lang vỏ trắng ruột trắng.

– Nên ăn khoai lang với thực phẩm đạm động vật hoặc thực vật để có tác dụng tốt nhất.

– Không nên ăn khoai lang thường xuyên vì trong củ này chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận.

– Trong khoai lang có chất đường, nên nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm trướng bụng.

– Những người bị bệnh thận không nên ăn khoai lang nhiều bởi trong khoai lang chứa hàm lượng chất xơ cao.

– Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất, do vậy, bạn nên ăn cả vỏ để có tác dụng tối đa.

– Không ăn những củ khoai lang bị hà, có mầm và vỏ xanh.

V. Các món ăn chế biến từ khoai lang

Với những công thức chế biến đơn giản dưới đây, bạn hãy thực hiện ngay để gia đình có thể thưởng thức những món ngon từ của khoai lang nhé.

1. Khoai lang nước cốt dừa

Cách làm khoai lang nước cốt dừa đơn giản

Bước 1: Khoai mua về rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ rồi đem đi hấp. Sau đó bạn dằm nhuyễn khoai lang.

Bước 2: Cho dầu dừa, sữa đặc, nước cốt dừa vào phần khoai lang đã nghiền nhuyễn. Dùng muỗng trộn đều, sau đó dùng máy xay đánh hỗn hợp đến khi nào mịn.

Bước 3: Cho thêm 100gr bột mì vào hỗn hợp khoai lang. Dùng lồng phới trộn đều đến khi bột mì hòa quyện hoàn toàn vào hỗn hợp khoai lang.

Bước 4: Chuẩn bị khuôn nướng, quét lớp dầu ăn mỏng vào lòng và thành khuôn. Cho hỗn hợp vào khuôn rồi đem nướng ở 180 độ trong khoảng 30 phút. Nướng đến khi bánh chuyển sang màu vàng nâu, xiên thử tăm vào thấy bánh không bị ướt là được.

Bước 5: Cho bánh ra đĩa rồi cắt thành miếng vừa ăn và thưởng thức thôi.

2. Khoai lang kén chiên giòn

Làm khoai lang kén dễ dàng

Bước 1: Khoai lang gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ rồi đem hấp chín. Sau đó dùng thìa dằm cho khoai mịn nhuyễn.

Bước 2: Cho khoảng 30 gram đường, 30 gram bột năng và 30ml nước cốt dừa vào phần khoai dằm nhuyễn. Sau đó bạn dùng thìa trộn đều hỗn hợp khoai lang này lại cho đến khi không bột không dính tay.

Bước 3: Bạn nặn khoai lang thành những hình tròn dài như cái kén. Sau đó lăn khoai qua lớp bột năng và bột chiên giòn.

Bước 4: Cho từng viên khoai lang kén vào chảo dầu nóng rồi chiên vàng đều các mặt. Liên tục đảo đều tay để khoai không cháy. Sau đó vớt ra để ráo dầu rồi dùng ngay khi nóng.

3. Khoai lang nướng bơ lạ miệng

Cách làm khoai lang nướng bơ thơm ngon

Bước 1: Khoai lang gọt vỏ, cắt thành miếng mỏng. Cho khoai vào tô rồi trộn đều với dầu ô liu, bơ tan chảy và lá hương thảo, muối, tiêu.

Bước 2: Xếp từng lát khoai mỏng vào khuôn cupcake. Sau đó cho vào lò nướng 45 phút.

Bước 3: Lấy khoai ra và thưởng thức ngay khi còn nóng.

Như vậy, trên đây Donet-gui.com đã giới thiệu đến cách bảo quản khoai lang tươi lâu để chị em nội trợ thuận lợi trong việc bảo quản và chế biến những món ăn ngon từ khoai lang. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm những mẹo vặt hữu ích khác nhé!

About the Author